Giỏ hàng

Cùng mẹ chăm con khoa học

TÌM HIỂU VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ SƠ SINH

Bệnh viêm da cơ có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ với những triệu chứng điển hình như các thương tổn da khô đi kèm với ngứa. Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên cần được điều trị sớm và tích cực.

TÌM HIỂU VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ SƠ SINH

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) còn được gọi là chàm thể tạng, là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính, gặp chủ yếu ở trẻ em và có liên quan tới cơ địa dị ứng. Bình thường, da có một lớp hàng rào bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ở người viêm da cơ địa, lớp bảo vệ da bị tổn thương, da bị khô, mất nước, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy trên da.

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, phổ biến ở trẻ trong giai đoạn 3 tháng sau sinh và kéo dài tới khoảng 5 tuổi. Theo thống kê, có khoảng 60% trẻ bị viêm da cơ địa trong năm đầu, 30% phát bệnh trong 5 năm đầu và ở trẻ lớn tỷ lệ mắc bệnh chỉ 10%. Thông thường, bệnh sẽ biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp viêm da cơ địa bị tái đi tái lại nhiều lần cho tới khi trưởng thành, gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ.

 

2. Nguyên nhân, triệu chứng của viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ chủ yếu là do di truyền. Bên cạnh đó, các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên gồm: dị nguyên trong không khí (chất thải của rệp nhà, len dạ,...), ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng, dị ứng thức ăn (trứng, sữa, cá, đậu tương, bột mì,...).

Về triệu chứng bệnh, trẻ bị viêm da cơ địa có biểu hiện khác nhau tùy từng giai đoạn bệnh. Cụ thể, ở giai đoạn cấp tính, biểu hiện bệnh là nổi mẩn và đám sẩn trên da, có đám da đỏ ranh giới không rõ, nổi mụn nước tiết dịch, da bị phù nề, đóng vảy tiết,... Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm và nếu nặng hơn có thể lan ra cánh tay và thân mình. Sang giai đoạn bán cấp, triệu chứng bệnh nhẹ hơn, da không phù nề hay tiết dịch. Tới giai đoạn mạn tính, da trẻ dày thâm, ranh giới rõ, có các vết nứt đau, thương tổn ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ tay, cẳng chân, cổ, gáy, các ngón tay,...

 

3. Viêm da cơ địa ở trẻ có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm, không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng bệnh có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm khi trẻ đến khoảng 10 tuổi. 

Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, viêm da cơ địa cũng có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng; tổn thương ngoài da để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Bên cạnh đó, bệnh còn làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Với các trường hợp mắc viêm da cơ địa mức nặng, bệnh có thể tác động lên các dây thần kinh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nếu điều trị không đúng cách, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài dai dẳng tới khi trẻ trưởng thành, đi kèm với các biến chứng như viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... 

Khi nào nên cho bé gặp bác sĩ?

Ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp nếu trên da bé xuất hiện những triệu chứng sau:

- Lớp vảy tiết ở vùng da tổn thương chuyển sang màu nâu nhạt, vàng đậm, chảy dịch hoặc chảy máu.

- Trẻ ngứa ngáy dữ dội, bỏ bú và quấy khóc thường xuyên.

- Bé có dấu hiệu bị lở loét, xuất hiện vết loét trên da

 

4. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ

- Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh nên chưa đủ khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

- Nhiễm trùng cấp: Bé sơ sinh mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa,… có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu, khiến nguy cơ bùng phát bệnh cao hơn.

- Thời tiết hanh khô và lạnh: Viêm da cơ địa thường bùng phát mạnh vào mùa đông vì đây là điều kiện thuận lợi để các bệnh da liễu mãn tính tái phát. Vào mùa hè khi thời tiết ấm hơn, các triệu chứng bệnh có xu hướng thuyên giảm nhanh.

- Tiếp xúc dị nguyên: Trẻ càng nhỏ tuổi thì hàng rào miễn dịch trên da chưa phát triển nên da bé rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc phải dị nguyên như hóa chất, chất tẩy rửa, mủ thực vật, hương liệu hóa học,…

- Môi trường ô nhiễm: Không khí nhiều bụi bẩn, nấm mốc, chất thải sinh hoạt và công nghiệp,…

 

5. Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát nhiều lần trong quá trình phát triển của trẻ. Do nguyên nhân gây bệnh có liên quan trực tiếp đến yếu tố thể tạng nên trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da cơ địa không thể chữa trị hoàn toàn được. Tuy nhiên, nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách thì các triệu chứng bệnh sẽ được giảm bớt nhanh chóng, hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát bệnh.

Việc điều trị bệnh cần phối hợp chặt chẽ giữa sử dụng thuốc và chăm sóc cho trẻ tại nhà. Trước khi sử dụng thuốc, ba mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu để được bác sĩ kê đơn và có hướng dẫn điều trị thích hợp. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp điều trị viêm da cơ địa trẻ sơ sinh mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Điều trị viêm da cơ địa bằng cây lá dân gian

Trong dân gian có lưu truyền một số loại thảo dược có tác dụng điều trị viêm da cơ địa như lá trầu không, chè xanh, lá khế, lá đơn đỏ (đơn tướng quân),... Các loại thảo dược này có thể sử dụng để tắm cho trẻ. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là gần gũi, an toàn, giá thành rẻ và có công dụng giảm ngứa, chống khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả.

Tuy nhiên, phương pháp này cần kiên trì sử dụng lâu. Đồng thời, bên cạnh việc tắm lá, phụ huynh nên sử dụng thêm cho trẻ các loại kem dưỡng ẩm hoặc thuốc kê theo đơn của bác sĩ để mau đẩy lùi bệnh viêm da cơ địa. Khi điều trị theo phương pháp này, ba mẹ cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và cần đảm bảo vệ sinh, tránh gây nhiễm trùng cho trẻ.

  • Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y

Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa theo Tây y chủ yếu tập trung vào các mục đích: Làm dịu da, chống khô da, ngừa viêm da với các loại thuốc sau:

- Thuốc bôi

Tùy theo mục đích cần đạt được, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một loại thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp sử dụng nhiều loại để đạt hiệu quả cao nhất. Tác dụng chính của các loại thuốc bôi là điều trị tại chỗ, loại bỏ các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc bôi thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm da cơ địa là:

Thuốc làm ẩm ngoài da

Thuốc điều trị chính

Thuốc điều trị trung bình

Thuốc điều trị mạnh

Thuốc đắp

Thuốc bạt sừng, bong vảy

*Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, đặc biệt là nhóm thuốc có hoạt lực cao cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

- Thuốc uống

Ngoài thuốc bôi điều trị tại chỗ, bác sĩ còn có thể kê cho bệnh nhi viêm da cơ địa sử dụng các loại thuốc uống có tác dụng trên toàn thân để cải thiện tình trạng mẫn cảm ngoài da. Những loại thuốc uống thường được chỉ định gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc ức chế miễn dịch

Nhóm thuốc corticoid dạng uống

*Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc uống cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng trong từng trường hợp cụ thể, tránh tự ý dùng thuốc để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ gặp phải những phản ứng phụ khó lường.

  • Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y

Theo quan niệm Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa là do các chức năng thải độc của gan, thận bị suy giảm, khí huyết không lưu thông, tích tụ dưới da gây mẩn ngứa, viêm nhiễm,... Cơ chế chữa bệnh viêm da cơ địa theo Đông y tập trung vào quá trình giải độc và tăng cường chức năng các cơ quan nội tạng bằng các bài thuốc được điều chế từ thảo mộc thiên nhiên. Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn và lành tính. Tuy vậy, trước khi cho trẻ dùng thuốc Đông y, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

6. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc điều trị, ba mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau để giảm nguy cơ mắc bệnh và tái phát viêm da cơ địa ở trẻ:

- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để có hệ miễn dịch tốt;

- Giữ phòng ngủ của trẻ thoáng mát, sạch sẽ, có độ ẩm hợp lý;

-Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn hay lông động vật;

- Khi cho trẻ uống sữa, thực phẩm dinh dưỡng, bột,... cần theo dõi xem bé có dấu hiệu dị ứng không, nếu có thì cần đổi loại thực phẩm khác;

- Vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm, không quá nóng hay quá lạnh;

- Chọn sữa tắm có độ pH thích hợp cho bé, có tính axit nhẹ, giúp tái tạo và duy trì pH da, rửa sạch chất bẩn, không làm khô da và không chứa các thành phần gây kích ứng da;

- Bôi thuốc dưỡng ẩm cho bé ngay sau khi tắm;

- Vệ sinh sạch sẽ vùng tã lót của trẻ, tránh hăm da;

-Canh chừng, không để trẻ cào, gãi làm tổn thương da;

- Bổ sung đầy đủ nước và các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, Omega-3 cho bé để tăng cường sức đề kháng, chống viêm từ bên trong cơ thể;

- Quần áo của trẻ nên làm từ các loại vải mềm, không có bụi vải và nên hạn chế đồ len, dạ vì dễ gây ngứa, kích ứng da.

Ba mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm BU Bambus của BU được sản xuất theo công nghệ Đan Mạch, phiên bản cao cấp nhất của dòng vải sợi tre vô cùng mềm mượt và có những tính ưu Việt như: kháng khuẩn, khử mùi, chống UV, điều hòa thân nhiệt,... rất phù hợp và thân thiện với các bé có làn da nhạy cảm.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết, các ba mẹ đã có cho mình những kiến thức bổ ích để chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh cho các bé yêu của mình.a

promotion left img
Call:0969463299