Giỏ hàng

Chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

5 MỐC SIÊU ÂM QUAN TRỌNG MẸ BẦU CẦN GHI NHỚ

Để có thể nhìn ngắm bé yêu của mình ngay từ khi bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ, thì siêu âm chính là cách ghi lại những hình ảnh của thai nhi. Nhờ đó mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển thai nhi mà còn biết được rất nhiều vấn đề xung quanh bé và đặc biệt là sớm biết liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Trong suốt quá trình thai nghén, mẹ bầu có thể tiến hành siêu âm hàng tháng theo lịch hẹn của bác sĩ.

Tuy nhiên, sẽ có các thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai và đây cũng được coi là các mốc siêu âm thai quan trọng mà các mẹ không thể bỏ qua. Hãy cùng BU ghi nhớ mẹ nhé!

5 MỐC SIÊU ÂM QUAN TRỌNG MẸ BẦU CẦN GHI NHỚ

  1. Tuần thai 4 – 8: Siêu âm thai lần đầu

Khoảng thời gian này được xem là cột mốc siêu âm thai đầu tiên mà mẹ bầu cần thực hiện. Việc siêu âm thai lúc này nhằm mục đích kiểm tra chính xác phôi thai đã vào tử cung an toàn, làm ổ cũng như xác định tim thai đã có chưa.

  1. Tuần thai 12 – 14: Siêu âm đo độ mờ da gáy

Siêu âm vào tuần thứ 12 – 14 giúp xác định tuổi thai kỳ chính xác nhất so với các thời điểm khác. Trong các mốc siêu âm thai thì đây là cột mốc cực kỳ quan trọng vì có thể phát hiện sớm dị tật của thai nhi dựa chỉ số độ mờ da gáy.

Ở lần siêu âm này, bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, dị dạng tim, thai vô sọ, thoát vị não, thoát vị thành bụng, thoát vị cơ hoành… Ngoài ra, ở lần siêu âm này thai phụ cũng sẽ biết được mình mang thai đơn hay đa thai.

  1. Tuần thai 21 – 24 : Siêu âm hình thái học 4D

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai 4D ở tuần thứ 22, bởi ở khoảng thời gian này các cơ quan bên trong thai nhi cơ bản đã hoàn thiện. Cột sống, hộp sọ, cấu trúc não, tim, phổi, thận, tay và chân của thai nhi đều đã có thể nhìn thấy rõ.

Trong các mốc siêu âm thai định kỳ thì thì cột mốc này đặc biệt quan trọng, bởi thông qua siêu âm thai 4D bác sĩ có thể phát hiện gần như toàn bộ các dị tật về hình thái như: hở hàm ếch, sứt môi hoặc dị dạng ở các cơ quan nội tạng bên trong.

Với những trường hợp phát hiện thai nhi có dị tật bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để thai phụ có thể cân nhắc quyết định chọn giải pháp đình chỉ thai kỳ (Lưu ý: việc đình chỉ thai kỳ chỉ có thể thực hiện trước tuần thứ 28).

  1. Tuần thai 30 – 32: Xác định những bất thường muộn ở thai nhi

Sẽ có những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim... của thai nhi, chính vì thế mẹ bầu cần phải thực hiện siêu âm vào khoảng thời gian này.

Ngoài ra, trong quá trình siêu âm hình thái ở tuần 30 – 32 của thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đến dây rốn, vị trí nhau thai cũng như tình trạng nước ối như thế nào, trọng lượng thai nhằm tiên lượng cuộc chuyển dạ, phát hiện những dấu hiệu suy giảm chức năng bánh rau, nguy cơ thai chậm phát triển và những bất thường xuất hiện muộn.

  1.  Tuần thai 35 –  36: Thăm khám Non-stress

Khoảng thời gian 35 – 36 tuần, bác sĩ tiến hành siêu âm màu Doppler, nhằm theo dõi động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn…

Lúc này bé sẽ ra đời bất kỳ lúc này. Mẹ sẽ kiểm tra sức khỏe mẹ và bé, tìm hiểu xem bé đủ oxy hay không. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ dự đoán cân nặng, chiều cao, số đo vòng đầu của bé.

Siêu âm có phát hiện được hết dị tật ở thai nhi?

Khi mẹ bầu thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm định kỳ, cần thiết trên thì gần như sẽ phát hiện được hầu hết các dị tật về hình thái thai nhi. Tuy nhiên, vẫn còn một số dị tật không thể phát hiện qua siêu âm như: bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, những bất thường về cơ quan thính giác hoặc cơ quan sinh dục...

Trong quá trình mang thai, ngoài siêu âm chẩn đoán hình ảnh, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm sàng lọc dị tật thai kèm theo như:

  • Xét nghiệm Double test ở tuần thai thứ 12 đến tuần thứ 14.
  • Xét nghiệm Triple test ở tuần thai thứ 14 đến tuần 20.
  • Xét nghiệm NIPT khi thai được 10 tuần tuổi trở lên.

Lưu ý: Mặc dù độ chính xác từ các siêu âm, xét nghiệm rất cao, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi thai nhi chào đời bác sĩ mới phát hiện ra các dị tật.

Một số lưu ý khi mẹ bầu đi siêu âm

- Thai phụ mang thai ở tuần thứ 6 – 8, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đầu dò (siêu âm qua đường âm đạo) để giúp xác định chính xác nhất vị trí thai nhi và có thể đánh giá tim thai. Ở những tháng tiếp theo, thai phụ sẽ được thực hiện phương pháp siêu âm thông thường.

- Khi thực hiện siêu âm thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nước trước khi siêu âm để làm đầy bàng quang vì việc này sẽ giúp bác sĩ dễ nhìn thấy em bé hơn.

- Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 4: mẹ bầu cần đi tiểu sạch trước khi siêu âm để làm trống bàng quang.

Trong quá trình mang thai, việc thăm khám và thực hiện siêu âm thai đúng thời điểm là rất quan trọng, bởi nó giúp bác sĩ có thể theo dõi sát sao về sức khỏe của thai nhi lẫn người mẹ. Do đó, các mẹ bầu đừng quên các mốc thời gian siêu âm thai này để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

 

Theo Motherly

promotion left img
Call:0969463299
index