Cùng mẹ chăm con khoa học
7 PHƯƠNG PHÁP GIÚP BỐ MẸ GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHI TRẺ TẬP NÓI
Khi bố mẹ thấy trẻ bắt đầu bập bẹ ê a chỉ trỏ chân tay thì những âm thanh và cử chỉ ban đầu này chính là hình thức sơ khai của việc giao tiếp, giúp đặt nền tảng cho khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ phong phú hơn của trẻ về sau này.
Có thể nói một cách không quá cường điệu là kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ nhỏ. Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Hôm nay hãy cùng BU tìm hiểu một số phương pháp giúp bố mẹ giao tiếp với bé khi trẻ tập nói nhé!
- Phương pháp 1: Trò chuyện nhiều để tập nói cho trẻ
Việc trò chuyện nhiều cùng với bé là phương pháp được áp dụng từ khi trẻ khoảng 2-3 tháng tuổi, lúc đó con sẽ chỉ có thể phát âm những từ ngộ nghĩnh hay ê a, ậm ừ hoàn toàn không có nghĩa mỗi khi bố mẹ bắt chuyện. Và bạn cần duy trì thói quen này cho đến lúc con phát triển trong những giai đoạn sau.
Bố mẹ hãy nói chuyện cùng con "bất chấp", không nên quá quan tâm đến ý nghĩa của câu nói. Hãy quan sát trẻ, để biết rằng con muốn gì và đòi gì rồi từ đó hỏi lại rằng có phải cái này không, con muốn ăn gì... điều đó sẽ kích thích sự nhạy bén của con nhiều hơn.
- Phương pháp 2: Cho trẻ lắng nghe âm thanh, âm nhạc
Việc cho con tiếp xúc càng nhiều với các ngôn từ là cách tốt nhất để tập nói cho trẻ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua, bạn đừng nghĩ bé chưa đủ lớn để có thể hiểu hết. Tuy nhiên khi con bắt đầu bi bô tập nói, thì việc để con nghe những câu chuyện hay những bản nhạc sẽ giúp con tích lũy được vốn từ ngữ kha khá. Đó cũng chính là lý do vì sao khi con bắt đầu nói, mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên và không khỏi bất ngờ trước những từ ngữ mà bố hoặc mẹ chưa từng dạy.
- Phương pháp 3: Tập nói cho trẻ bằng những từ đơn giản
Khi trẻ có thể nói được thì bố mẹ là người khơi gợi và cung cấp ngôn ngữ cho con, hãy giúp con làm quen với những từ đơn giản. Đó là những từ đơn, từ ghép, câu đơn, câu ghép... tùy vào khả năng của trẻ. Ban đầu thì chắc chắn bé sẽ nói được một từ, và phát âm sẽ có phần bị "lệch". Một số từ bạn có thể dạy con như: ba, baba, mẹ, ma, mama, cá, cơm, cô, đi, chợ... Và hãy linh hoạt giúp trẻ nâng cao vốn từ của mình, ví dụ như phát âm từng chữ trong một câu ngắn như: con muốn đi chơi, con ăn cơm, con cá...
Phương pháp 4: Lựa chọn những câu đơn giản khi nói với con
Mặc dù bé đã có thể tập nói, nhưng bạn cần hiểu rằng não bộ của trẻ vẫn chưa được phát triển một cách toàn diện nhất. Chính vì thế, bố mẹ không nên đòi hỏi con phải đáp ứng đầy đủ từng câu từng chữ, hãy biết rằng chỉ cần con có thể nói và bi bô được thì đó là một thành công.
Vì có những đứa trẻ chậm nói, phát triển không đồng bộ như những bạn bè cùng trang lứa khác. Vì thể bạn cần hiểu được và sát cánh giúp con luyện tập. Thay vì bạn muốn trẻ nói rằng đi chơi nhưng con chỉ có thể nói chơi... chơi hay đi... đi và chỉ về một hướng nào đó, thì lúc này bạn hiểu rằng con muốn được đi chơi.
Hãy giúp con biết ý nghĩa của từ mà bạn nói ra bằng hành động kèm theo.
Nếu như bố mẹ muốn tập nói cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất thì đừng bỏ qua cách làm này, từ khi sinh ra bất cứ đứa trẻ nào cũng đều không biết đây là cái gì, là vật gì, là con gì, là làm gì... Chính vì thế việc kết hợp giữa lời nói và hành động sẽ giúp con liên tưởng và nhớ đến, sau này con sẽ hiểu được ý nghĩa của nó một cách dễ dàng.
- Phương pháp 5: Mô tả lời nói kèm hình ảnh
Hoặc bạn có thể hướng dẫn cho con kèm theo những hình ảnh thực tế, ví dụ như khi bạn chỉ vào con cá bạn hãy bảo với trẻ rằng cá; hoặc khi bạn làm động tác chạy hãy nói với con rằng chạy... chạy. Như vậy vào lần sau, khi bắt gặp hình ảnh của những con cá bé sẽ chỉ ngay cho bạn biết đó là cá, hay khi bạn bế trẻ lên bé sẽ bảo rằng chạy... chạy.
- Phương pháp 6: Đọc sách cho con
Đây là cách tuyệt vời để phát triển vốn từ vựng nhỏ bé của trẻ. Cách sắp xếp câu chữ trơn tru sẽ giúp bé hiểu được quy tắc của ngôn ngữ. Đừng quên kể chuyện bằng cảm xúc, bé sẽ hiểu trọn vẹn hơn nội dung của truyện mẹ kể.
- Phương pháp 7: Luôn luôn lắng nghe những gì trẻ nói
Bất cứ khi nào trẻ bập bẹ, nhìn vào mắt bé với hàm ý mẹ hiểu rồi. Bé sẽ được khuyến khích nói nhiều hơn để thu hút sự tập trung, chú ý của bạn.
Để có thể tập nói cho trẻ chắc chắn bố mẹ cần phải có thời gian kiên nhẫn, không nên quá nóng vội mà hãy bồi đắp từng chút một. Vì trẻ còn quá nhỏ để có thể tiếp thu hết tất cả mọi ngôn từ, bố mẹ có thể giúp con tập nói 2-3 từ trong một ngày và thường xuyên lặp lại nó để bé quen dần và ghi nhớ chúng lâu hơn nhé
Theo: Parenting