Giỏ hàng

Cùng mẹ chăm con khoa học

AN TOÀN GIẤC NGỦ CỦA TRẺ SƠ SINH: VẤN ĐỀ SỐNG CÒN VỚI BẬC CHA MẸ

Hàng năm, có khoảng 3.400 em bé tại Mỹ tử vong đột ngột khi đang ngủ, lý do thường đến từ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc tai nạn tử vong do ngạt thở hay bị siết cổ.
AN TOÀN GIẤC NGỦ CỦA TRẺ SƠ SINH: VẤN ĐỀ SỐNG CÒN VỚI BẬC CHA MẸ

Trong nỗ lực giảm thiểu nguy cơ tử vong khi ngủ ở trẻ sơ sinh Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã công bố nhiều bằng chứng ủng hộ phương pháp chăm sóc da-kề-da cho trẻ sơ sinh; làm sáng tỏ công dụng của việc đặt nôi ngủ cạnh giường hay trên giường của bố mẹ; và bổ sung vào các khuyến nghị cách tạo môi trường ngủ an toàn cho em bé.

Lưu ý: Tất cả các khuyến nghị này, nếu không đề cập gì thêm, thì đều dành cho trẻ sơ sinh từ và trẻ dưới 1 tuổi. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy hỏi ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ nhi khoa để được giải đáp phù hợp với con của bạn. 

Những khuyến nghị về an toàn giấc ngủ cho bé

Trẻ sơ sinh nên ngủ trong tư thế nằm ngửa đêm cho đến khi bé tròn 1 tuổi. 

Nằm ngửa khi ngủ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do SIDS so với các tư thế khác. Vấn đề xảy ra khi bé nằm nghiêng là: bé dễ lật người và chuyển hẳn sang tư thế nằm sấp. Một số phụ huynh lo rằng con sẽ bị ngạt thở khi nằm ngửa, tuy nhiên, cấu tạo đường thở và cơ chế nôn trớ sinh lý sẽ giúp ngăn chặn điều này xảy ra. Ngay cả khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bố mẹ cũng nên cho bé nằm ngửa khi ngủ.

- Trẻ sơ sinh cần được da kề da với mẹ ngay sau khi chào đời, trong 1 giờ đầu tiên. Sau đó, khi mẹ cần ngủ hoặc không thể nằm cạnh bé nữa thì em bé nên được đặt nằm ngửa trong nôi

- Một số em bé sẽ lật người và chuyển sang, nằm sấp khi ngủ. Khi đó, bố mẹ nên cho con nằm lại đúng tư thế. Tuy nhiên, nếu trẻ thoải mái với việc ngủ ở nhiều tư thế thì bạn không cần đặt con nằm ngửa trở lại. Nhưng hãy chắc chắn rằng không có gối, chăn, đồ chơi hay những miếng đệm lót xung quanh khu vực con ngủ để bé không vướng phải khi lật người, dẫn tới việc ngạt khí.

- Nếu con ngủ gật trên xe đẩy, xích đu, ghế ô tô hoặc địu thì bố mẹ nên để con lên bề mặt phẳng và nằm ngửa ngay khi có thể, giúp bé tiếp tục giấc ngủ thoải mái.

Đặt con nằm ngủ ở bề mặt vững chắc

Uỷ ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) khuyến cáo phụ huynh nên dùng nôi, cũi cùng với nệm và ga giường ngủ đạt các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh.  Đồng thời, bố mẹ không nên đặt nhiều đồ trong cũi không gian ngủ của con. Bề mặt nằm cần chắc chắn và không được bị lún khi con nằm hoặc lăn trên đó.

Chỉ mang con lên giường người lớn bố mẹ khi cho bú hoặc dỗ con 

Bạn cần đặt con trở lại cũi hoặc nôi khi em bé cần đi ngủ. Nếu chẳng may bạn ngủ quên khi con vẫn đang trên giường của mình, hãy đảm bảo không có chăn, gối hay bất kỳ đồ dùng nào có thể che mặt, đầu và cổ của bé khiến con khó thở hoặc quá nóng. Ngay sau khi bạn thức dậy, hãy di chuyển con tới giường riêng.

Ba mẹ không nên để con ngủ chung giường

Trong một số trường hợp, việc con trẻ ngủ chung cùng người lớn có thể đem tới những hiểm họa khôn lường. Vì thế, bạn không nên để con ngủ cùng nếu: 

- Bé ít hơn 4 tháng tuổi.

- Con sinh non hoặc thiếu cân.

- Bố hoặc mẹ có hút thuốc (dù không bao giờ hút thuốc trên giường). Hoặc, người mẹ đã hút thuốc trong thời gian mang thai.

- Bạn từng sử dụng thuốc an thần để ngủ ngon hơn

- Đã sử dụng đồ uống có cồn.

- Bạn không phải bố mẹ của em bé.

- Bé ngủ cùng bố mẹ trên bề mặt mềm lún như đệm nước, ghế sofa, chăn ga gối đệm mềm.

Nên cho con ngủ cùng phòng

Lý tưởng nhất, bố mẹ nên cho con ngủ cùng phòng trong 6 tháng đầu đời và đặt nôi hoặc cũi của con gần giường của bố mẹ. APP tuyên bố việc ngủ chung phòng giúp làm giảm 50% nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ (SIDS) so với việc để con ngủ cùng giường với bố mẹ. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng cho con ăn, trông con hoặc dỗ con hơn khi cần.

Không đặt các đồ vật mềm, nệm mềm hoặc bất kỳ đồ vật nào làm tăng nguy cơ mắc nghẹn, ngạt thở và hóc dị vật ở nơi bé ngủ

Bạn nên cất gọn gàng gối, chăn, đồ chơi, miếng nệm lót hoặc các loại đồ chơi treo nôi, cũi. Nếu cha mẹ lo lắng con bị lạnh khi, hãy sử dụng loại chăn dành riêng cho trẻ sơ sinh ví dụ như chăn ủ cho bé. Nhìn chung, bố mẹ chỉ nên cho em bé mặc nhiều hơn người lớn một lớp quần áo là phù hợp.

Không được để con ngủ trên gối cho em bé bú hoặc những bề mặt mềm lún

CPSC cảnh báo trẻ em sơ sinh có thể lăn, lật khi ngủ, dẫn tới việc bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp và lún đầu xuống lớp vải mềm. Khi dựa vào gối cao và nệm ngủ, đầu của bé có thể bị nghiêng về phía trước làm cản đường thở.

Không bao giờ đặt bé ngủ trên ghế bành, ghế sofa hoặc ghế dài. Đây là những nơi cực kỳ nguy hiểm với trẻ sơ sinh khi ngủ.

Bạn có thể dùng kén ngủ (quấn chũn) cho em bé

Tuy nhiên, em bé luôn phải nằm ngửa khi sử dụng kén. Ba mẹ không được quấn chũn quá chặt khiến con khó thở và khó cử động hông. Nếu trẻ có biểu hiện phản đối, bạn nên dừng áp dụng phương pháp này với con.

Tham khảo sản phẩm Túi ngủ kéo khóa của BU Baby giúp con ngủ sâu hơn, ít bị giật mình. Dễ dàng thao tác, chỉ cần kéo khóa là an tâm bé được thoải mái và ấm áp như trong bụng mẹ.

Cho con dùng ti giả trước khi đi ngủ

Điều này giúp giảm nguy cơ gây ra SIDS, cho dù ti giả có rơi ra ngoài khi em bé đã chìm vào giấc ngủ. Nếu núm vú giả rơi ra, bạn không cần phải đặt nó lại. Nếu trẻ đang được bú sữa mẹ, hãy đợi tới khi con hình thành thói quen bú sữa mẹ, rồi mới cho con dùng núm vú giả. Sẽ mất khoảng 2 – 3 tuần để thói quen này được tạo lập. Với các em bé không bú mẹ, bạn có thể cho con dùng ti giả bất cứ khi nào. Một số em bé sẽ không thích ngậm ti giả, bạn có thể thử cho dùng thêm vài lần cho bé quen. Nhưng nếu con vẫn không muốn, ba mẹ không nên ép con dùng nữa.

promotion left img
Call:0969463299