Giỏ hàng

Cùng mẹ chăm con khoa học

CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐỂ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG CHO CON

Làm mẹ là cả một hành trình dài tuy vất vả nhưng rất đỗi thiêng liêng, từ khi mang thai con cho đến lúc chào đời, mẹ không chỉ tham khảo, học tập mà còn phải ghi nhớ từ bữa ăn đến giấc ngủ cho con. Việc bảo quản sữa mẹ cũng là một việc rất đáng phải chú tâm của mỗi mẹ để khiến con khỏe mạnh.

Bạn đã biết những lợi ích của sữa mẹ và mong muốn duy trì nguồn sữa cho con dù đã hết thời gian nghỉ thai sản? Cùng tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra trong bài viết dưới đây để bé yêu được dùng nguồn dinh dưỡng quý giá này dù mẹ không thường xuyên ở cạnh.

CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐỂ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG CHO CON

Dụng cụ bảo quản sữa

- Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.

- Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.

- Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.

Cách bảo quản sữa hút ra dùng trong ngày

Sau khi hút, các mẹ cho sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Nếu vẫn thừa, các mẹ bỏ đi, không nên cất đông lạnh.

Bảo quản sữa dư bằng tủ đông

Trong một ngày, nếu hút được hơn 6 bình hoặc bé không bú hết lượng sữa đã hút, mẹ dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, ghi ngày tháng năm và cho vào tủ đông lạnh. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 tiếng nên có thể hai ngày, mẹ nên ghi hạn sử dụng và cho vào ngăn đông một lần.

Túi trữ sữa thường ghi dung tích 150-180 ml nhưng để tiết kiệm, các mẹ nên chứa đến gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2-3 cm, sẽ được khoảng 200-250 ml tuỳ loại túi. Lưu ý, các mẹ nên làm cách này với loại túi hai khóa kéo. Để tiết kiệm chỗ trong ngăn đá, các mẹ nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng, mua thêm túi đựng thức ăn để đựng các túi trữ sữa trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Các bạn có thể thay túi bằng hộp nhựa nhưng sẽ tốn diện tích hơn.

Việc dùng thêm túi, hộp để cất những túi sữa nhỏ sẽ đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo vào sữa nếu tủ lạnh đựng nhiều loại đồ ăn khác.

Cách rã đông sữa mẹ

Để tủ lạnh gần 4 tháng, phần sữa đông lạnh sẽ cận kề hạn sử dụng, đây là lúc các mẹ lấy sữa đông lạnh ra sử dụng "cuốn chiếu". Đầu tiên, mẹ chuyển bình hoặc túi trữ sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát. Khi sữa tan, cho phần sữa cần dùng ra bình rồi hâm 40 độ C trước khi cho bé bú. Phần sữa này nên sử dụng trong vòng 24h. Lưu ý:

- Sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.

- Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.

- Không lắc bình sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể). Các kháng thể Lactoferrin, Lysozyne... chỉ phát huy được chức năng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu. Một vài cấu trúc vẫn giữ nguyên khi bị tác động. Số khác có thể bị gãy thành các amino axit vẫn có lợi ích dinh dưỡng nhưng mất vai trò bảo vệ.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ hy vọng sẽ giúp ích được các mẹ trong chuyện bảo quản nguồn sữa mẹ đúng cách. Chúc các mẹ thành công và có những giây phút tuyệt vời khi bên con.

 

Nguồn: Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

promotion left img
Call:0969463299
index