Giỏ hàng

Cùng mẹ chăm con khoa học

CÓ NÊN CHO TRẺ SƠ SINH TIẾP XÚC VỚI THÚ NUÔI TRONG NHÀ?

Trẻ sơ sinh và các bạn thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim… có thể sống chung với nhau được không? Bố mẹ có nên cho hết động vật khi chuẩn bị đón chào em bé không?

Nhiều bố mẹ thường lo lắng vật nuôi trong nhà có thể khiến các bé bị nhiễm ký sinh trùng, hít phải nhiều búi lông… hay các bạn thú này có thể gây nguy hiểm cho các em bé.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc nuôi thú cưng trong nhà sẽ khiến em bé có sự phát triển tốt hơn về nhiều mặt. Cùng BU tìm hiểu những tác dụng tích cực và cả những lưu ý quan trọng khi em bé và thú nuôi sống “chung một nhà” nhé!

CÓ NÊN CHO TRẺ SƠ SINH TIẾP XÚC VỚI THÚ NUÔI TRONG NHÀ?

Lợi ích cho cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi từ bé:

Theo TS.BS Eija Bergroth (Khoa Nhi, bệnh viện Đại học Kuopio - Phần Lan), việc cho bé tiếp xúc với vật nuôi ngay từ nhỏ có thể làm tăng kháng thể và miễn dịch của bé với một số loại vi khuẩn, virus theo những vật nuôi vào nhà như nhiễm trùng tai, các bệnh đường hô hấp và tránh cho bé sử dụng kháng sinh đến 29% (so với những bé không tiếp xúc với vật nuôi từ nhỏ).

  • Giúp xây dựng tính trách nhiệm cho bé từ nhỏ: Bởi khi một đứa trẻ sinh ra, bé sẽ trở thành trung tâm vũ trụ, mọi người quay xung quanh và yêu thương bé. Nhưng nếu bên cạnh bé còn có vật nuôi, bé sẽ học được rằng bên cạnh mình còn có một người bạn nhỏ nữa cũng cần được yêu thương, chăm sóc. Lớn lên cùng vật nuôi cũng khiến bé học được cách chăm sóc, bảo vệ những người bạn của mình.

  • Giúp tăng cường thể lực: Khi trẻ luôn có một người bạn có thể lôi kéo vào các trò chơi vận động, kể cả vật nuôi là một chú mèo siêu lười biếng đi chăng nữa thì vẫn có những trò cuộn len, câu cá… đầy thú vị cho 2 bạn cùng hoạt động. Việc chơi cùng vật nuôi sẽ hạn chế được thói quen ngồi một chỗ xem ipad, điện thoại của trẻ nữa!
  • Tiếp xúc với thú cưng giúp trẻ bồi đắp tình yêu thương: Không chỉ yêu thương loài vật mà còn là tình yêu với thiên nhiên nói chung. Không phải tự dưng, nhiều bác sĩ tâm lý đã lựa chọn chó làm vật nuôi trị liệu cho các bé mắc chứng tự kỷ hoặc rối loạn phát triển.

Một số nguy hại mà thú nuôi có thể mang đến:

Tuy vật nuôi mang đến cho trẻ rất nhiều điều tuyệt vời nhưng những vấn đề khác chúng gây ảnh hưởng cho các bé cũng rất nhiều. Không chỉ chó, mèo mà chim chóc, các động vật bò sát… đều là mầm bệnh gây nên nhiều căn bệnh cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi khi hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện:

1. Đầu tiên phải kể đến, việc chó, mèo hay bất kì vật nuôi nào đều là động vật, tuy đã được thuần hóa nhưng vẫn còn giữ ít nhiều bản tính hoang dã. Việc động vật nuôi tấn công trẻ em không còn xa lạ mà khá thường xuyên, từ những vết xước, vết cào nhỏ cho đến những vết cắn lớn đều có thể xảy ra.

2. Với những trẻ em bị một số bệnh đặc biệt như chàm, bệnh ngoài da, suy giảm miễn dịch... thì thường được bác sĩ khuyến cáo không sống chung cùng vật nuôi

3. Bệnh dại từ động vật: Đây là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm, lây qua đường chó, mèo dại cắn. Bệnh này cực kỳ nguy hiểm bởi 100% những người nhiễm bệnh sẽ tử vong. Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh dại ở Việt Nam có chiều hướng tăng cao trở lại, với số ca tử vong năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2016 cả nước có 91 ca tử vong do bệnh dại (tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014) thì riêng chín tháng năm 2017 đã có 57 ca tử vong do bệnh dại.

4. Gây nhiễm khuẩn từ chất thải động vật: Triệu chứng bệnh ở trẻ bao gồm sốt, nôn mửa, ớn lạnh và ban đỏ, có thể dẫn đến suy thận nếu không được điều trị.

5. Gây nhiễm ký sinh trùng như giun sán, bọ chét: bệnh lây khi vật nuôi liếm tay bé, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.

6. Một số bệnh ngoài da khác cũng ảnh hưởng của các virus từ chó mèo như nấm, hắc lào...

7. Một số bệnh hô hấp khác bé cũng có thể mắc phải do lông của động vật như hen suyễn, dị ứng…

8. Vết cào của mèo cũng có thể gây nhiễm khuẩn: Bệnh này có thể gây sốt, phình các hạch bạch huyết và mang đến cho bé cảm giác khó chịu, bứt rứt. Những trường hợp nặng hơn sẽ cần đến sự điều trị của bác sĩ.

Cách hạn chế lây nhiễm bệnh và giữ an toàn với chó mèo:

Để hạn chế những bệnh lây nhiễm từ chó mèo cho trẻ, cách tốt nhất vẫn là vệ sinh sạch sẽ. Bố mẹ tham khảo một vài phương pháp sau đây nhé:

1. Nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi, kể cả sau khi thăm vườn thú.

2. Cho trẻ đeo găng tay khi dọn phân của vật nuôi.

3. Không đi chân đất hoặc ngồi tiếp da với vùng đất vật nuôi hay vệ sinh.

4. Không dọn chuồng của vật nuôi tại nơi rửa bát, bếp núc.

5. Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nơi ăn, ở của vật nuôi.

6. Nếu bị vật nuôi cào, cần rửa sạch bằng nước muối hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.

7. Đưa vật nuôi đi tiêm phòng dại.

8. Chỉ nuôi vật nuôi đã được kiểm dịch.

BU hi vọng thông tin trong bài sẽ giúp bố mẹ tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho gia đình mình nhé!

 

Theo KidsHealth

promotion left img
Call:0969463299
index